Hướng dẫn cách lựa chọn linh kiện để lắp ráp máy tính (PC) cho phù hợp với ngân sách bản thân
Bạn là người không biết build PC hoặc là người biết cách build PC thì đó cũng chỉ là một nửa câu chuyện, phần còn lại nằm ở việc tìm kiêm các phụ kiện, lịnh kiện thiết bị phù hợp và tốt nhất cho PC của bạn như mainboard , CPU, RAM, …. Trong bài viết này , chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu một cách rõ ràng cách chọn linh kiện để lắp ráp PC nhé.
Dưới đây sẽ là một vài gợi ý để có thể giúp bạn trong việc tự lựa chọn cho mình một dàn pc đảm bảo các yếu tố về giá thành , hiệu năng và nhu cầu.
1.Ngân Sách
Hiệu suất làm việc của PC chủ yếu phụ thuộc vào chi phí và nhu cầu của người dùng.
Trên thực tế, ngân sách của bạn chính là yếu tố quyết đinh hàng đầu khi build một chiếc máy tính. Bạn không thể chỉ vài chục ngàn mà có thể build được PC , bạn có sẵn sàng bỏ bao tiền để mua PC? Và nhu cầu của bạn khi build PC là gì? Học tập, chơi game , giải trí? Chỉ khi bạn xác định được nhu cầu của mình thì lúc đó việc lựa chọn các linh kiện phù hợp dẻ build PC cũng dễ dàng hơn.
Ví dụ bạn muốn một chiếc PC có thẻ soạn thảo văn bản như Word, Excel,… hay xem video, lưới web giải trí mà không dùng nó để chơi game thì bạn chỉ cần một chiếc PC với cấu hình CPU core i3 hoặc hơn tí là i5, RAM 4GG hoặc có thể tối ưu hơn là RAM 8GB và với CPU Intel HP Graphics 4200 là đủ.
Hình 1. Thùng máy PC
Còn với máy tính chơi game thì giá thành sẽ cao hơn , đòi hỏi khă năng xử lí các tác vụ năng, đồ hoạ trong game. Với những máy tính để chơi game thì cần có cấu hình tầm trung cho tới cấu hình khủng. CPU core i6 hoặc i7, card đồ hoạ rời (VGA) của NVIDIA hoặc AMD, RAM 8GB trở lên, ổ cứng HDD kèm theo ổ SSD để tăng tốc truy xuất dữ liệu .
Khi đã quyết đinh được nhu cầu cũng như ngân sách, bạn có thể nâng cấp những phần cứng quan trọng khác để nâng cao hiệu suất tổng thể.
Hình 1.1. Thùng máy PC chơi game
2. Bộ vi xử lí (CPU)
Được xem là bộ não của hệ thống, CPU là lựa chọn đầu tiên khi bắt đầu build PC. AMD hoặc Intel là 2 nhà sản xuất và cung cấp chip hàng đầu hiện nay, bạn nên cân nhắc việc lựa chọn mua CPU của hãng nào là tối ưu nhất
Việc lựa chọn sẽ quyết định xem có phù hợp với ngân sách của bạn không, hiện nay, hầu hết các CPU đều có nhiều nhân và nhiều luồng xử lí đồng nghĩa với khả năng thực hiện đồng thời nhiều tác vụ cùng một lúc. Ví dụ chip AMD Athlon cũng như những con chip Pentinum và Celeron của Intel thì có giá cả phải chăng, chạy được hầu hết các chương trình ứng dụng, giải trí với tốc độ xử lý trung bình.
Trong khi đó các CPU như Intel Core và AMD Ryzen thì phục vụ cho thiết bị phục vụ nhu cầu giải trí những tín đồ công nghệ và người dùng chuyên nghiệp
Ngoài ra, bạn thích Intel thì có thể chọn Core i5 hay AMD thì chọn Ryzen R5 cho máy tính có nhu cầu chơi game với mức độ trung bình. Nếu bạn chọn một cấu hình chip quá cao so với nhu cầu thì sẽ kéo theo nhiều chi phí khác như giá của CPU, lắp thêm quạt tản nhiệt, đồng thời cũng phải tăng thêm nguồn để cung cấp cho CPU.
Chú ý khi mua CPU là bạn phải xem số lượng chân cắm có tương thích với Socket trên Mainboard hay không.
Hình 2. CPU
3 Bo mạch chủ(mainboard)
Nếu CPU được xem như là bộ não, thì Mainboard được ví như là 1 hệ thần kinh. Mainboard sẽ giúp kết nối các thiết bị trong máy tính thành 1 khối thống nhất.
Mainboard có nhiều kích thước khác nhau. ATX là kích thước lớn nhất, cung cấp nhiều không gian nhất các cổng kết nối và khe cắm. Micro-ATX có kích thước ngắn hơn 2.4 inch, hỗ trợ ít khe cắm mở rộng hơn. Mini-ITX là cho những máy tính xách tay, nhỏ gọn. Bên cạnh ATX thì BTX cũng là một chuẩn mới xuất hiện.
Một số lưu ý khi chọn Mainboard:
- Nên lựa chọn CPU và mainboard đảm bảo sao cho cả 2 phù hợp với nhau. Ví dụ như bạn dự định dùng CPU Intel loại LGA 1151 thì hãy chọn main hỗ trợ LGA 1151
- Có hỗ trợ Overclock cho CPU hay không
- Chọn mainboard phù hợp với nhu cầu như số khe cắm RAM, card WiFi, card âm thanh, ổ cứng SATA, DVD, các cổng kết nối I/O
- Chọn kích thước bo mạch chủ tương thích với case máy tính
- Khả năng mở rộng hoặc nâng cấp về sau
- Cẩn thận khi thao tác, lắp linh kiện trên mainboard
Hình 3. Mainboard
4. Card đồ hoạ
Đây là thành phần tốn khá nhiều chi phí. Nếu bạn có nhu cầu về đồ họa hay chơi game thì việc lựa chọn card đồ họa cũng không kém phần quan trọng. Có hai loại card đồ họa đang được sử dụng trên máy tính bao gồm card được tích hợp (onboard) và card VGA rời.
Với nhu cầu học tập, làm việc văn phòng bình thường thì có thể sử dụng card onboard. Trong khi đó, card đồ họa rời là thành phần quan trọng mà các game thủ đều phải cần trang bị nếu muốn chơi những tựa game nặng.
Card đồ họa (VGA rời) cũng có 2 ông lớn là NVIDIA và AMD. Mỗi hãng thì cũng có nhiều dòng khác nhau, ví dụ như NVIDIA có GeForce GTX 1660 GTX1660Ti, cả 2 có hiệu suất sánh ngang với GeForce GTX 1070. AMD thì có Radeon RX Vega 64, Vega 54 và RX 580.
Hình 4. Card đồ hoạ
5. RAM
RAM thì không cần phải lựa chọn nhiều. Hiện tại trên thị trường phổ biến nhất là DDR3 và DDR4. RAM sẽ giúp bạn truy cập vào các phần mềm, tựa game một cách nhanh nhất, hỗ trợ chạy đa tác vụ.
Lưu ý !!! số khe cắm RAM trên bo mạch chủ để có thể biết được board hỗ trợ nâng cấp tối đa bao nhiêu GB RAM. Và hãy kiểm tra mainboard có hỗ trợ tốc độ bus cao nhất của RAM hay không để tránh gây lãng phí.
.
Hình 5. RAM
6. ROM
Ổ cứng lưu trữ phổ biến nhất là HDD, tuy nhiên xu hướng hiện nay thì việc tích hợp thêm ổ cứng SSD để tăng tốc độ truy xuất dữ liệu là một điều cần thiết. HDD có giá thành rẻ, tốc độ ghi/ đọc chậm và dễ hỏng hóc. SSD sử dụng chip nhớ nên bền hơn, tốc độ ghi/ đọc vượt trội, có kích thước nhỏ gọn, cao cấp hơn HDD nhưng giá thành thì hơi cao. Nếu có điều kiện, bạn hãy mua một ổ SSD có dung lượng lớn nhé.
Hình 6. Ổ cứng HDD và SSD
7. Nguồn cung cấp điện (PSU)
Nguồn là trái tim của cả hệ thống vì nó chịu trách nhiệm cung cấp nguồn điện ổn định giúp máy tính hoạt động hiệu quả và bền bỉ. Nếu bạn có ý định tìm một bộ nguồn giá rẻ để tiết kiệm thì đây không phải là một ý tưởng tốt. Vì vậy bạn hãy lựa chọn nguồn từ các hãng cung cấp có uy tín.
Để xác định cấu hình máy của bạn cần bao nhiêu Watt, bạn có thể vào website này: https://pcpartpicker.com/ điền thông tin cấu hình máy của bạn vào, website sẽ tính toán cấu hình đó cần bao nhiêu Watt.
Hình 7. Nguồn máy tính (PSU)
Tổng kết lại , trên đây là những phần cứng quan trọng để tạo nên một máy tính (PC), qua bài viết này bạn có thể lựa chọn các linh kiện phù hợp với nhu cầu cũng như ngân sách của bản thân.
– Nguồn: dienmayxanh.com